Hàng fake, kém chất lượng luôn nhức nhối ở Việt Nam. Việc hàng fake tại thị trường có thể nói là đã đến mức phổ biến như dùng phần mềm không mua bản quyền mà toàn crack. Bếp điện từ không phải là ngoại lệ, thậm chí còn tồi tệ hơn thế.
Chọn mua bếp điện từ sao cho hợp lý, đảm bảo chất lượng luôn là một câu hỏi khó. Hiện tượng các cửa hàng bán bếp điện từ fake, nhập lậu, lắp ráp linh kiện lởm không hiếm. Đây không chỉ tồn tại tại các cửa hàng nhỏ lẻ, buôn bán dạo, mà ngay cả các trung tâm lớn và uy tín cũng tồn tại hiện tượng này.
Showroom bếp Kitchmate ở Pico Mall (Hà Nội) được thiết kế hiện đại, bắt mắt với hai màu đỏ trắng kết hợp nổi bật với hàng chữ: “German Technology“, có nghĩa là “Công nghệ Đức”. Dấu ấn của “công nghệ Đức” không chỉ là chiếc biển to tướng trong showroom mà có ở trên sản phẩm – nơi dễ nhìn, dễ thấy nhất. Chẳng hạn, trên góc trên cùng tay phải mặt bếp đôi kêt hợp một từ một điện có in chữ nổi màu trắng “Schott Ceran®” (là thương hiệu kính ceramic chịu nhiệt nổi tiếng của Đức) và phía dưới vòng mặt bếp điện Hi-Light có dòng chữ cảnh báo nóng, đừng chạm bằng tiếng Anh kèm lời dịch bằng tiếng Đức (y hệt dịch Google Translate từ tiếng Anh sang tiếng Đức). Xem thêm dịch vụ chuyên sửa bếp từ tại nhà của chúng tôi.
Tuy nhiên, nếu không được thông tin cụ thể, rõ ràng thì hẳn nhiều người sẽ lầm tưởng đây là bếp của Đức. Cô nhân viên bán hàng lịch sự, nhiệt tình giới thiệu sản phẩm cũng chỉ nói sơ qua đây là sản phẩm công nghệ Đức, do Malaysia sản xuất rồi tập trung giới thiệu tính năng của bếp.
Quả thực, đứng ở showroom Kitchmate một lúc mà chúng tôi được đưa từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Trước hết là sự tiện dụng, an toàn, dễ điều khiển của bếp. Bếp từ + điện có tổng công suất 3100W, có thể chịu va đập mạnh (cô bán hàng cầm chiếc chảo nặng trịch, to tướng đặt uỵch xuống mặt bếp liên tục để chứng minh). Mặt bếp điện đỏ rực, tỏa hơi nóng gắt nếu đứng lâu trong khi xung quanh vòng bếp điện lại nguội, có thể sờ tay vào thoải mái. Mặt nấu bếp từ có nóng, thậm chí có thể bỏng tay nếu sờ vào do nhiệt từ đáy nồi tỏa ra.
Tiếp đến là về giá. Giá bếp Kitchmate phải nói là cao ngất ngưởng so với thu nhập trung bình của người dân hiện nay – bếp đôi cả hai mặt bếp là bếp từ (model CIN 200H) giá 28,9 triệu đồng; bếp đôi 1 từ kiêm 1 điện (2 vòng) CIG 200i giá 34 triệu đồng, được trừ 12% trực tiếp vào giá chỉ còn khoảng 30 triệu đồng (giá đã bao gồm thuế VAT). Song chưa hết, với giá bán đó, ngoài bếp từ, khách hàng có thể rinh về nhà bộ 3 nồi + 1 chảo 5 lớp đáy dùng cho bếp từ của hãng Movën, cũng được giới thiệu là nồi của Đức. Bộ nồi này được cho biết là có giá 18 triệu đồng (!),nhưng vài tháng nữa mới mua được nồi của hãng này ở Mê Linh Plaza vì hiện giờ hãng chưa có mặt tại Việt Nam.
Riêng đối với bếp CIG 200i, nếu thanh toán bằng thẻ Visa hoặc thẻ các ngân hàng BIDV, Techcombank, Agribank, khách hàng còn được tặng thêm bộ nồi hấp 5 tầng dành cho bếp từ giá 7 triệu đồng!
Tuy nhiên, cô bán hàng cũng lưu ý điều kiện để hưởng những khuyến mại nói trên là “một trong 3 người mua đầu tiên trong tháng”. Ngoài ra, phải chấp nhận cho nhà phân phối đến tận nhà quay quảng cáo về bếp.
Nếu giới thiệu được người mua Bếp từ Kitchmate, người giới thiệu được hưởng hoa hồng 5%.
Tính sơ bộ, nếu mua một chiếc bếp đôi Kitchmate khoảng 30 triệu đồng, thì trị giá khuyến mại, giảm giá có thể lên đến 25 triệu đồng!.Với những lời giới thiệu dễ nghe của người tư vấn mà người mua đã phải mua cho gia đình mình 1 chiếc bếp với giá cực đắt mà chất lượng thị chưa được kiểm định rõ.
Người dùng có thể thấy rõ có điều gì đó vô lý, với giá 30 triệu mà được khuyến mại đến 25 triệu, thử hỏi buôn bán không có lãi thì ai làm. Do vậy quý khách hàng nên hết sức tỉnh táo với các chiêu câu khách có thể làm “lu mờ” ý chí của khách hàng.
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu chút đặc điểm phân biệt các loại bếp điện từ khác nhau có trên thị trường, về đặc tính, chức năng, mẫu mã… để khách hàng tiện phân biệt và dễ dàng hơn trong việc mua những chiếc bếp điện từ mới cho gia đình mình:
Nguồn vuabepdep.vn