Đặt bếp từ ở những nơi bằng phẳng để sử dụng.
Tránh tăng nhiệt hoặc giảm nhiệt quá độ khi bên trong nồi không có gì để tránh hiện tượng nồi phải chịu nhiệt độ quá cao gây biến đổi hình dạng nồi.
Không đặt bếp từ gần những nơi có lửa.
Không đặt những vật bằng kim loại như dao, nhôm, nắp vung, muỗng, thìa… lên mặt bếp, vì những vật này có khả năng biến nhiệt.
Không nên đặt báo, vải lên mặt bếp gián tiếp tăng nhiệt, để tránh nhiệt độ dưới đáy nồi quá cao gây cháy (giữa nồi và mặt bếp không thể đặt bất kì vật gì).
Không nên đặt bếp từ dưới thảm hoặc vải để sử dụng để tránh việc ngăn cản chỗ thoát khí và ống thoát khí ảnh hưởng tới quá trình tản nhiệt. Khi cần sử dụng nên đặt 1 tờ giấy cứng bên dưới bếp.
Tránh sự va đập trên bề mặt bếp, nếu trên mặt bếp xuất hiện vết, lập tức phải tắt nguồn hoặc đưa tới nhà máy hoặc cửa hàng để sửa chữa.
Không nên trong trạng thái lắp nồi mà vận chuyển bếp.
Sau khi nấu ăn xong, nồi sẽ sinh ra một nhiệt lượng nhiệt độ cao sẽ dẫn nhiệt tới bề mặt bếp, lúc này không nên sờ tay vào mặt bếp.
Khi không sử dụng bếp nữa cần rút dây nguồn
Phải chùi sạch sẽ bếp tránh các loại côn trùng hay những con vật nhỏ chui vào trong bếp có thể dẫn tới sự cố như đường điện bị chập.
Không được đặt bếp từ lên mặt nhôm hoặc trên mặt kim loại để sử dụng để tránh đáy bếp bị cháy.
Nguồn: giupviectheogio.vn
Mời bạn xem thêm dịch vụ sửa bếp từ tại Hà Nội của Trung tâm điện tử điện lạnh Bách Khoa.