Sự xuất hiện của bếp từ ở nhiều gian bếp gia đình hiện nay không còn là một vật dụng quá xa lạ. Nhờ chức năng hiện đại, sự tiện lợi và đặc biệt là độ an toàn, tiết kiệm mà bếp từ đang dần chiếm lĩnh thị trường và có khả năng thay thế nhiều loại bếp khác.
Nhu cầu sử dụng bếp từ tăng cao cũng là lúc con người chú ý nhiều hơn đến nó. Một trong số đó là cách sử dụng. Đã bao giờ bạn dùng bếp mà lại có những băn khoăn kiểu như “Tại sao không tắt mà bếp lại ngừng hoạt động?”, “ Đặt nồi lên bếp mà bếp không hoạt động”…
Để hiểu rõ hơn những hiện tượng này, chúng ta cùng tìm hiểu các chế độ bảo vệ an toàn của bếp từ ở bài viết dưới đây.
Chế độ bảo vệ an toàn của bếp từ
Cảnh báo đang nấu nồi không (E2)
Hầu hết mọi loại bếp từ hiện nay đều có chế độ cảnh báo này. Khi bếp từ nhận thấy bạn đặt nồi không lên bếp khá lâu, bếp sẽ tự động báo lỗi. Lúc này trên màn hình hiển thị của bếp sẽ xuất hiện chưa “E2”. Nếu bạn không cho thực phẩm vào nồi thì một lát sau bếp sẽ ngừng hoạt động để đảm bảo an toàn cho người dùng, cho nồi và cho cả bếp.
Mặc dù bếp có chế độ an toàn này, tuy nhiên khi sử dụng bạn cũng cần lưu ý:
- Chỉ đặt nồi lên bếp khi có thực phẩm bên trong
- Trường hợp muốn làm khô nồi trước khi cho thực phẩm vào thì bạn cần chú ý thời gian. Không được tranh thủ làm việc khác trong quá trình đợi để tránh trường hợp quên dẫn đến hậu quả khó lường.
Cảnh báo nồi không phù hợp (E0)
Nấu nồi không hoặc nấu nồi không phù hợp, bếp từ cũng đều có những cảnh báo cho người dùng. Màn hình hiển thị của bếp từ sẽ xuất hiện chữ “E0” nếu nồi của bạn không có từ tính, nồi làm từ vật liệu phi sắt (thủy tinh, nhôm, đất, đồng…),kích thước nồi không phù hợp quá to hoặc quá nhỏ so với vòng bếp… Sau đó, bếp điện từ sẽ tự động tắt.
Mẹo kiểm tra nồi phù hợp
- Kiểm tra nồi có từ tính hay không?. Để kiểm tra, bạn dùng nam châm để gần đít nồi. Nếu nồi hít nam châm thì đó là nồi thích hợp, ngược lại không hít thì nên thay nồi mới làm từ vật liệu sắt. Trường hợp, không muốn thay nồi bạn có thể dùng đĩa chuyển đổi nhiệt.
- Chọn nồi có kích thước hợp lý. Bạn nên chọn nồi có phần đáy bằng phẳng, đường kính lớn hơn 10cm và nhỏ hơn 26cm để phù hợp với vòng bếp và nấu ăn hiệu quả hơn.
Cảnh báo quá nhiệt (E1)
Tác hại khi nhiệt độ của bếp quá cao:
- Hỏng các bộ phận của bếp từ
- Tuổi thọ của bếp bị giảm
- Gây nguy hiểm cho người dùng
- Tốn điện năng…
Chính vì vậy, khi thấy bếp hiển thị lỗi E1, bạn nên tắt bếp nhanh chóng. Sau đó, lấy dụng cụ nấu ra khỏi bếp, kiểm tra hệ thống thông gió xem có vật gì cản trở không?… Loại bỏ hết các vật cản, để bếp nguội khoảng 10 phút thì bật bếp và sử dụng lại bình thường.
Cảnh báo điện áp quá thấp hoặc quá cao
Điện áp quá thấp hoặc quá cao cũng sẽ không tốt cho hoạt động của bếp và sự an toàn của người dùng. Cho nên, khi phát hiện nguồn điện cung cấp cho bếp không ổn định thì bếp sẽ báo lỗi “E2” hoặc “E3” và ngừng hoạt động.
Cách khắc phục sự cố:
- Tắt bếp ngay khi màn hình bếp từ báo lỗi E2 hoặc E3
- Kiểm tra tính ổn định của nguồn điện bằng ổn áp
- Nguồn điện đảm bảo ổn định thì sẽ khởi động lại bếp và tiếp tục công việc nấu nướng.
Cảnh báo chống trào
Nhiều món ăn có nước trong quá trình nấu rất dễ bị trào. Nếu không xử lý kịp thời thì sẽ gây hư hỏng cho bếp, mất an toàn cho người sử dụng. Chính vì vậy, hiện nay nhiều bếp từ có chế độ cảnh báo chống trào.
Khi phát hiện dấu hiệu trào, bếp sẽ hiển thị bằng chữ trên màn hình mà phát ra âm thanh cảnh báo và tự động tắt bếp.
Để không bị trào khi nấu:
- Không nên cho quá nhiều nước vào nồi mà chỉ cho một lượng phù hợp
- Khi nồi sắp sôi thì chú ý quan sát và mở vung và điều chỉnh nhiệt độ xuống thấp hơn để tránh bị trào.
Tự động ngắt
Bếp điện từ sẽ tự động ngắt khi quá trình nấu hoàn tất hoặc xảy ra các lỗi E0,1,2, 3… như đã kể trên. Chế độ tự động ngắt này nhằm đảm bảo an toàn cho con người và giữ cho bếp hoạt động tốt.
Khi phát hiện bếp tự động ngắt bạn cần:
- Kiểm tra dụng cụ nấu có phù hợp không?
- Điện áp cung cấp cho nồi có ổn không?
- Bếp điện từ có vấn đề gì không?…
Trường hợp, board mạch của bếp bị hư hỏng thì cần gọi ngay kỹ thuật để khắc phục thay vì tự ý sửa chữa bếp từ tại nhà.
Khóa an toàn
Nên kích hoạt chế độ khóa an toàn cho bếp từ nếu gia đình có con nhỏ khi bạn lại không thể thường trực trong bếp.
Khóa an toàn sẽ làm ẩn và khóa toàn bộ hệ thống điều khiển của bếp điện từ giúp bảo vệ bếp và đặc biệt không gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ khi chạm vào.
Mẹo sử dụng bếp từ an toàn
- Nên sử dụng ổ cắm riêng rẽ cho bếp từ
- Đặt bếp ở vị trí hợp lý, tốt nhất là cách các vật khác 5 cm và cách tường 15 cm
- Không đặt bếp từ gần bếp than, tivi, camera… để tránh những hư hỏng
- Không đặt các vật bằng sắt, vật dễ nhiễm từ… gần bếp nhằm tránh xảy ra cháy nổ
- Sử dụng loại nồi thích hợp cho bếp
- Chỉ đặt nồi lên bếp khi có thực phẩm bên trong
- Không để bếp quá nóng
- Nên vệ sinh bếp sau mỗi lần sử dụng
- Không tự ý sửa chữa bếp từ nếu không có kinh nghiệm…